Chọn ngôn ngữ:   
  
Tài liệu

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ TÔM SÚ(P.2)


I. BỆNH PHÁT SÁNG TRÊN TÔM

1. NGUYÊN NHÂN

Thông thường khi thấy ao tôm phát sáng, người nuôi nên xác định là nước ao phát sáng hay vỏ hoặc thân tôm phát sáng từ đó có hướng xử lý phù hợp.

+ Trong ao có sự hiện diện của tảo roi

Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm oxy hòa tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi.

+ Do có sự tồn đọng hợp chất phospho hữu cơ tích tụ trong bùn đáy ao

Việc tích tụ phospho hữu cơ lâu ngày do thức ăn thừa tích tụ dưới đáy ao gây ra hiện tượng ao tôm bị phát sáng về đêm. Việc này còn kích thích các loại tảo độc và vi khuẩn có hại phát triển mạnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

+ Do vi khuẩn Vibrio harveyi gây ra 

Thường gặp ở các ao nuôi có độ mặn cao (> 15%), và nhiệt độ nước tăng, hàm lượng chất hữu cơ cao, oxy hòa tan thấp. Các vi khuẩn này tiết ra enzyme Luciferase có khả năng phát quang gây ra sự phát sáng ở con tôm. Chúng còn gây bệnh trên gan tụy của tôm làm tôm bị suy yếu và chết. 

Tôm có thể bị nhiễm bệnh trong tất cả giai đoạn của vòng đời. Khi trưởng thành hoặc trong giai đoạn sản xuất giống, khi mầm bệnh bị lây từ tôm bố mẹ sang ấu trùng.

2. BIỂU HIỆN

 

- Nếu nguyên nhân do tảo gây ra sẽ dẫn đến tôm chậm lớn, phát triển không đồng đều, có thể đóng rong ở mang và vỏ.

- Nếu tôm bị nhiễm khuẩn Vibrio harveyi sẽ có biểu hiện: tôm bơi không định hướng. Kiểm tra sẽ phát hiện trên tôm có những điểm sáng xanh ở hậu môn, miệng, nghiêm trọng, điểm sáng sẽ lan rộng ra toàn thân. Quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy vi khuẩn phát sáng di chuyển trong thân tôm.

+ Thân và mang tôm có màu sẫm, bẩn, thịt đục màu.

+ Tôm giảm ăn, khi chết không có thức ăn và phân trong ruột.

+ Gan viêm và teo nhỏ, gan mất chức năng tiêu hóa.

- Nếu ấu trùng tôm nhiễm bệnh sẽ có màu trắng đục, nếu nặng hơn thì ấu trùng sẽ lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt.

- Tôm chết đáy rải rác tuỳ vào mức độ của bệnh. Nếu nhiễm bệnh 100% đàn tôm trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu, có thể gây chết tôm hàng loạt.

3. CÁCH TRỊ BỆNH

- Nguyên nhân do độ mặn cao phát sinh tảo độc, tảo roi: thay nước đặc biệt ban đêm, kết hợp tạt MD-BKC(Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn). 

- Nguyên nhân do vi khuẩn Vibrio harveyi: Tạt ASI-CIDE + ASI HERBAL(Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn). 

+ Kết hợp cho ăn: ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-ENZYME TỎI + VIÊM GAN THẬN + ASI-DANOKIT(Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn).


II. BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM

1. NGUYÊN NHÂN

- Thường bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng được tạo ra do các loài vi khuẩn có hại trong ao tôm gây ra. Những loài vi khuẩn này tiết ra các chất có khả năng ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm, sau khi lành lại gây những đốm đen trên vỏ tôm. Chúng thường phát triển mạnh ở các ao có tình trạng ô nhiễm nước và tích tụ nhiều loại khí độc như: NH3, NO2 và H2S, hàm lượng Oxy hoàn tan trong nước thấp.

-  Ngoài vi khuẩn thì những nguyên nhân khác như nấm, động vật nguyên sinh khác cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vỏ tôm. Nấm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến mang và vỏ tôm gây những đốm đen trên vỏ, động vật nguyên sinh thì gây đen mang ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm.

- Bệnh đốm đen cũng hay xảy ra vào thời điểm giao mùa khi tôm nuôi dễ bị stress do môi trường thay đổi đột ngột.

- Thiếu Vitamin C cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đốm đen.

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

- Ngoài vi khuẩn thì những nguyên nhân khác như nấm, động vật nguyên sinh khác cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vỏ tôm. Nấm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến mang và vỏ tôm gây những đốm đen trên vỏ, động vật nguyên sinh thì gây đen mang ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm.

Khi tôm bị đốm đen, nếu quan sát bằng mắt thường chúng ta có thể nhận ra:

  • Tôm giảm ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ, hoạt động kém nhanh nhẹn, tốc độ tăng trưởng giảm
  • Trên thân tôm xuất hiện nhiều đốm đen li ti nằm rải rác hoặc chụm lại thành từng đám
  • Có thể xuất hiện những tổn thương phụ như mòn đuôi, mòn vảy râu, cụt râu,…
  • Đối với những trường hợp bị nặng ruột sẽ rỗng, gan nhợt nhạt, bề mặt tôm bị đen và có mùi hôi.

3. CÁCH TRỊ BỆNH
- Giảm 10-20% lượng thức ăn, tăng cường oxy, đảo nước, thay nước tầng đáy
- Kiểm tra kiềm, điều chỉnh về mức ≥ 100 mg/L
- Bổ sung ASI-CALPHOS + ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-PROZYME(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
- Khử khí độc trong ao nuôi: ASI-YUCCA LIQUILD(Buổi Sáng)(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
- Diệt khuẩn trong ao nuôi: ASI-CIDE + ASI-HERBAL(Buổi Trưa)(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
- Sau 24 giờ cấy men ENVIRON-T (Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

III. BỆNH ĐỐM TRẮNG - ĐỎ THÂN
1. NGUYÊN NHÂN
-  Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh đốm trắng


  • Do vi khuẩn: đốm bị mòn vào võ tôm, xuất hiện rãi khắp trên thân (tôm ăn bình thường).
  • Do môi trường: đốm không tròn đều, cạo mạnh sẽ bong tróc  (tôm ăn bình thường).Do kiềm và pH cao trong thời gian dài tôm bị khó lột và tích tụ vôi trên võ
  • Do virus: không có thuốc đặc trị, chỉ có liệu pháp phòng ngừa ( giảm ăn mạnh khi phát bệnh, tỷ lệ chết 100%)
2. BIỂU HIỆN
- Chim nhạn bay quanh ao nuôi, tôm bơi lờ đờ cập mé(khác với tôm thiếu oxy(tôm thiếu oxy thường nổi với số lượng lớn), gan chuyển vàng teo hoặc sưng(khác bệnh gan lag tôm bệnh gan không bơi tấp mé mà hao ở đáy ao), bắt lên thấy thân hồng, màu nhớt nhat.
3. CÁCH KHẮC PHỤC
- DO VI KHUẨN
  1. Giảm lượng thức ăn so với ngày thường
  2. Bổ sung kháng sinh VIÊM GAN THẬN + ASI-DANOKIT vào khẩu phần ăn(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  3. Bổ sung mạnh ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-PROZYME + ASI-ENZYME TỎI vào khẩu phần ăn(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  4. Diệt khuẩn trong ao nuôi bằng cách tạt: ASI-HERBAL + ASI-CIDE (Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  5. Kích Lột: ASI-METAL + ASI-VIT SHRIMP + ASI-M.E.C(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  6. Sau khi tôm hết bệnh cấy men si vinh ENVIRON-T + ASI-BIO PLUS(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
- DO MÔI TRƯỜNG
+ Thay nước, cho kiềm về mức lý tưởng
+ Kích lột 4kg ASI-VIT SHRIMP + 20kg Vôi CaCO3 cho 1.000 m3 nước(sử dụng ban đêm)
+ Cấy mạnh men vi sinh ENVIRON-T + ASI-BIO PLUS

- DO VIRUS(Chỉ có cách phòng bệnh)
+ Vệ sinh sạch ao nuôi, tranh lây nhiễm chéo giứa các ao nuôi bằng cách sử dụng ao lắng
+ Sử dụng ASI-BETAGLUCAN + ASI-VITA C LIQUILD(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) tăng đề kháng cho tôm
+ Định kỳ diệt khuẩn bằng ASI-HERBAL và cấy men si vinh ENVIRON-T + ASI-BIO PLUS cho ao nuôi(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

IV. BỆNH HOẠI TỬ CƠ
1. NGUYÊN NHÂN
Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng nguyên nhân chính do virus IMNV  trên tôm gây ra. Năm 2002 bệnh xuất hiện ở Brazil sau đó lây lan nhanh sang các khu vực Châu Á như Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Bệnh có thể lây truyền theo chiều ngang (từ tôm bệnh sang tôm khỏe hoặc thông quan môi trường nước hoặc tôm khỏe ăn tôm bệnh) và lây lan theo chiều dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm giống). Khi môi trường bị biến động, virus IMNV có thể gây chết từ 40 – 70% tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh.

2. BIỂU HIỆN
- Trên đốt bụng xuất hiện nhiều điểm mờ đục trắng, tôm bệnh nặng hoặc khi thiếu oxy toàn bộ cơ bụng chuyển sang màu trắng đục hoặc cam, đôi khi xuất hiện hiện tượng lột xác đồng loạt 
- Phần cơ đuôi trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể. Khi tôm bệnh ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ, tôm chết và rớt đáy với tỷ lệ rất cao.
- Tôm sung huyết, viêm mô liên kết, thực bào, xuất hiện thể ẩn trong tế bào chất và có những thay đổi điển hình trong mô cơ nhiễm bệnh.

3. CÁCH KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA
  1. Chống sốc cho tôm ASI M.E.C (Sử dụng lúc trời mát)(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).
  2. Sau 12 tiếng diệt vi khuẩn trong ao nuôi ASI-HERBAL + ASI-CIDE(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).
  3. Sau 12 tiếng tiếp theo bổ sung ASI-VIT SHRIMP (Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).
  4. Sau 36 tiếng tiếp theo cấy men vi sinh ENVIRON-T + ASI-BIO PLUS(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).
Lưu ý: có thể giảm bớt lượng thức ăn, kết hợp cho ăn kháng sinh HOẠI TỬ GAN TỤY + ASI-DANOKIT(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) + dinh dưỡng ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-BETAGLUCAN(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

V. VI BÀO TỬ TRÙNG

1. TRIỆU CHỨNG

- Bệnh vi bào tử trùng trên tôm EHP trên tôm thẻ chân trắng không rõ ràng. Khi tôm giống bị nhiễm EHP, thả nuôi trong tháng đầu tiên thường vẫn phát triển bình thường; nhưng sau khi tôm đạt trọng lượng 3 – 4 gram/con, lượng sinh khối tôm trong ao tăng dần thì tôm cũng chậm lớn dần rồi có thể dừng lớn hẳn. Tôm nuôi 90 – 100 ngày tuổi vẫn có thể chỉ đạt cỡ 4 – 5 gram/con.

- Tôm chậm lớn ở đây do vi khuẩn EHP ký sinh trong tế bào gan tuỵ tôm. Vi bào tử trùng này ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy, khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác. Tôm càng ăn nhiều thức ăn thì phân thải ra càng nhiều, trong khi bệnh EHP lây qua đường phân – miệng, không cần ký chủ trung gian.

2. NGUYÊN NHÂN: Do vi bào tử Microsporidian ký sinh trong gan tụy cạnh tranh dinh dưỡng. 



3. CÁCH KHẮC PHỤC

- Thay 20-30% lượng nước trong ao để giảm mật độ vi bào tử trùng.

- Cho ăn ASI-PROZYME + ASI-PAZACIDE(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).

- Tạt ASI-HERBAL + ASI-CIDE diệt khuẩn trong ao(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).

- Sau 36 tiếng cấy men ENVIRON-T + ASI-BIO PLUS(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).

VI. BỆNH GAN TỤY

1. NGUYÊN NHÂN

Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, tôm có thể chết hàng loạt sau 10 ngày bị nhiễm bệnh.

2. TRIỆU CHỨNG

• Tôm bị nhiễm EMS chuyển sang màu sắc nhợt nhạt với tôm thẻ, tôm sú khi nhiễm EMS thường sậm màu hơn.

• Gan teo lại và có đốm đen xuất hiện trong gan. Gan tụy chuyển dần sang màu trắng, khối gan tụy của tôm khó bị bóp vỡ giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.

• Vỏ trở nên mềm.

• Ruột không có thức ăn hoặc đứt khúc.

• Tôm lờ đờ, chậm phát triển, tôm yếu dần và chết chìm dưới đáy ao.



3. CÁCH PHÒNG BỆNH



4. CÁCH ĐIỀU TRỊ

 NGÀY ĐIỀU TRỊ
 XỬ LÝ NƯỚC

KẾT HỢP
 CHO ĂN
 NGÀY 1  ASI-HERBAL + ASI-CIDE(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)  VIÊM GAN THẬN + ASI-DANOKIT + ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-ENZYME TỎI(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
 NGÀY 2     VIÊM GAN THẬN + ASI-DANOKIT + ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-ENZYME TỎI(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
 NGÀY 3  ASI-HERBAL + ASI-CIDE(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)   VIÊM GAN THẬN + ASI-DANOKIT + ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-ENZYME TỎI(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
 NGÀY 4     VIÊM GAN THẬN + ASI-DANOKIT + ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-ENZYME TỎI(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
 NGÀY 5  ASI-HERBAL + ASI-CIDE(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)   VIÊM GAN THẬN + ASI-DANOKIT + ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-ENZYME TỎI(Sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
SAU KHI ĐIỀU TRỊ: Cho ăn ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-BIO PLUS, kết hợp tạt vi sinh ENVIRON-T giúp tôm nhanh phục hồi.









  Trở lại trang trước
2015 © Bản quyền thuộc về Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất thuốc thú y Thịnh Á. Thiết kế bởi Tinh Hoa Việt.