Chọn ngôn ngữ:   
  
Tài liệu

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ TÔM SÚ(P.1)


CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH TRÊN TÔM

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM


I. BỆNH ĐEN MANG
Nguyên nhân
Đen mang là hiện tượng mang của tôm nuôi từ màu trắng trong bình thường chuyển sang màu đen, hoặc nâu do các tác nhân đáy ao dơ, chất hữu cơ hoặc tảo tàn bám vào mang tôm, khí độc, hóa chất, các kim loại nặng kết tủa bám vào mang tôm, do các loại nấm(Fusarium, solani, Aspergillus,...), vi khuẩn, ký sinh,.... Mang bị đen mất khả năng trao đổi oxy, điều hòa áp suất thẩm thấu, bài tiết độc chất nên làm cho tôm suy yếu, nghiêm trọng hơn có thể gây chết hàng loạt

CÁCH ĐIỀU TRỊ



II.BỆNH MÒN ĐUÔI - CỤT RÂU
Nguyên nhân
Hiện tượng tôm nuôi bị mòn đuôi (sâu đuôi), cụt râu: Nguyên nhân là thức ăn không đảm bảo chất lượng và thiếu số lượng làm tôm đói cắn nhau. Phổ biến là đáy ao nuôi gần cuối vụ bị dơ, vi khuẩn phát triển mạnh tấn công vào các phụ bộ, chân bò, chân bơi, râu làm mòn đuôi, cụt râu

CÁCH TRỊ BỆNH
- Giảm lượng thức ăn 10% so với thường ngày, kết hợp tăng cường oxy hoa tan + thay nước.
- Tạt ASI HERBAL + ASI CIDE(Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn) để tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus
- Sau 48 giờ: tạt ENVIRON-T + ASI-BIO PLUS (Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn) 
- Bổ sung vào thức ăn: ASI-BETAGLUCAN + ASI-ADEK LID(BẮT MỒI) + ASI-HEPA CHOPHYSOL(Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn) 

III. BỆNH TÍM MANG
Nguyên nhân
- Nước ao nuôi phân tầng rõ rệt, oxy tầng đáy thấp kết hợp khí độc gây bệnh cho tôm

CÁCH KHẮC PHỤC
-Tăng cường quạt nước, xả nước đáy kết hợp bơm nước cho ao nuôi
- Diệt khuẩn: ASI-HERBAL + ASI-CIDE(Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn)  vào buổi sáng.Có thể áp dụng 2-3 lần đến khi tôm có dấu hiệu kích lột
- Tối: Sử dụng ASI-METAL(16h) + ASI- VIT SHRIMP(20h) + ASI-M.E.C(4h sáng) (Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn)

IV. BỆNH VÀNG MANG
Nguyên nhân
-Do ao bị xì phèn làm pH giảm xuống thấp trong lúc tôm đang lột xác.
-Tảo tàn, ô nhiễm, hợp chất hữu cơ lơ lửng trong nước bám vào mang tôm.
-Ao có nhiều kim loại nặng bám vào mang dẫn đến bệnh mang vàng.

CÁCH TRỊ BỆNH
-Sử dụng ASI-ZEOLITE SUPER(SIÊU LẮNG - HẠ PHÈN)(Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn) để giúp tôm hết bệnh.

V. BỆNH MỀM VỎ, CONG THÂN ĐỤC CƠ
Nguyên nhân

- Thiếu dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và photpho. Khi tôm lột xác để tạo vỏ mới, vỏ mới sẽ cứng trở lại trong vòng 24 giờ, nhưng nếu tôm không được cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết để tạo vỏ thì vỏ sẽ trở nên mềm và mỏng.

- Tác động môi trường:
  1. Nước ao nuôi bị ô nhiễm: Nước bị nhiễm cặn công nghiệp, nông nghiệp hoặc hóa chất, đặc biệt là thuốc trừ sâu từ các hoạt động nuôi trồng.
  2. Nước ao nuôi có độ mặn hoặc độ kiềm thấp quá mức
  3. Ngoài ra, việc nuôi tôm dày, mật độ nuôi ao nuôi thâm canh cao, môi trường nuôi thay đổi cũng khiến tôm dễ mắc bệnh mềm vỏ.

CÁCH TRỊ BỆNH
- Nâng kiềm cho ao nuôi bằng cách: sử dụng 4kg ASI-VIT SHRIMP + 30kg CaCO3 + 5kg Dolomite + 10 CaO sử dụng cho 1.000 m3 nước ao nuôi.
- Bổ sung ASI-CALPHOS vào khẩu phần ăn hằng ngày cho tôm
-Trường hợp tôm sú cong thân do sốc nhiệt khi thăm nhá sử dụng ASI-M.E.C + ASI-VITA C LIQUILD vào khẩu phần ăn cho tôm 

VI. BỆNH ĐỤC CƠ
Nguyên nhân
 chủ yếu là do khi nhiệt độ nước cao, tôm bị sốc nhiệt hoặc do pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5. Do thức ăn thiếu một số loại khoáng chất và vitamin cần thiết. Mặt khác, khi trời nắng nóng, nếu bật, tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra tôm bằng nhá, vó nhiều cũng gây ra hiện tượng đục cơ trên tôm.
CÁCH TRỊ BỆNH
Kiểm tra các yếu tố quan trọng, oxy hòa tan, dinh dưỡng, môi trường để có biện pháp trị bệnh hợp lý
- Kết hợp tạt ASI-YUCCA LIQUILD + ASI-HEPA CHOPHYSOL(Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn) để hỗ trợ tôm nhanh hồi phục.

VII. BỆNH ỐP THÂN
Nguyên nhân

- Yếu tố môi trường: Ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc độ kiềm thấp sẽ có tình trang ao nuôi thiếu chất khoáng nên không đáp ứng được yêu cầu hình thành vỏ lớp vỏ mới của tôm, vì thế sau khi lột vỏ tôm không có được lớp vỏ mới cứng như lúc ban đầu. Ngoài ra khi ao bị ô nhiễm hoặc bị dư lượng hóa chất xử lý cũng sẽ có xuất hiện tình trạng tôm bị mềm vỏ.

- Thiếu dinh dưỡng: Ở các ao nuôi sử dụng thức ăn kém chất lượng không đủ dinh dưỡng, tôm bị thiếu các Vitamin và các khoáng chất đa lượng, vi lượng cần thiết như Canxi, Phospho,… thì tôm lột nhưng không cứng vỏ.



CÁCH TRỊ BỆNH
- Kiểm tra các yếu tố môi trường, dinh dưỡng để đưa ra biện pháp hợp lý
- kết hợp tạt ASI-M.E.C + ASI-YUCCA LIQUILD(Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn) giúp tôm tăng sức đề kháng, giảm stress.
- Bổ sung vào thức ăn ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-MULTIVITAMINO + ASI-PROZYME(Sử dụng theo HDSD ghi trên nhãn) giúp tôm khỏe mạnh trở lại.




  Trở lại trang trước
2015 © Bản quyền thuộc về Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất thuốc thú y Thịnh Á. Thiết kế bởi Tinh Hoa Việt.