Chọn ngôn ngữ:   
  
Tài liệu

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ LÓC(Channa striata)


I. BỆNH XUẤT HUYẾT


1. ĐIỀN KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH

+ Bệnh xuất hiện quanh năm và ở tất cả các giai đoạn từ cá thịt đến cá giống.

+ Bệnh phát triển trong điều kiện cá bị sốc, chuyển mùa, gặp điều kiện bất lợi và nuôi với mật độ dày.

+ Môi trường nuôi bị ô nhiễm, có nhiều khí đọc (H2S, NH3), hàm lượng Oxi hoa tan thấp.

+ Bệnh do vi khuẩn: Aeromanas, Pseudomonas.


2. DẤU HIỆU BỆNH LÝ

• Cá lờ đờ tấp mé, mắt lồi, mờ đục, ăn ít, xuất huyết trên da với những đốm nhỏ li ti, tập trung ở các vi.

• Hậu môn sưng viên xuất huyết, hàm dươi nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ.

• Nội tạng: ruột xuất huyết, tỳ tạng và thân sưng to.


3. PHÒNG BỆNH

♦ Chọn giống khỏe mạnh, vận chuyển ít xây xát.

♦ Kiểm soát tốt môi trường nước ao, thay nước thường xuyên, tránh để nước dơ, nhiều khí độc, định kì 5-7 ngày sát khuẩn kỹ môi trường bằng các sản phẩm như:

ASI - CIDE: (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

MD-POMIDINE: (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

♦ Định kỳ 5-7 ngày diệt kí sinh trùng ( trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng loa kèn, sán lá 18 móc,…)  Bằng cách kết hợp sản phẩm như sau: ASI-CIDE + ASI-BLUECOP MAX (sử 

dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).

♦ Tăng cường sức đề kháng định kỳ bổ sung: ASI-VITA C LIQUILD +ASI-ADB.COMPLE 2-3 lần/tuần.


4. TRỊ BỆNH

• Sử dụng ASI-YUCCA LIQUID(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) nếu môi trường nước xấu và nhiều khí độc.

• Sáng 9-11 giờ sử dụng ASI-CIDE tạt đều khắp ao

• Chiều tối 6-7 giờ sử dụng MD-POMIDINE + 40 kg muối.

• Khi phát hiện cá bệnh cần giảm lượng thức ăn khoảng 50-70%, trộn một trong những loại kháng sinh sau:

·  ASIFISH-COTRIMFORT + VIÊM GAN THẬN F2(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

·  ASIFISH-COTRIMFORT + ASI-MACRO F4(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

Vào thức ăn liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho cá ăn liên tục 3-5 ngày.

• Sau khi cá đỡ bệnh, trộn ASI-HEPA CHOPHYSOL + TẠO MÁU B12 + ASI-SORTAIN vào khẩu phần ăn giúp cá phục hồi chức năng gan, tạo máu và hệ miễn dịch.

II.  BỆNH GAN THẬN MỦ


1. ĐIỀN KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH

+  Bệnh xảy ra thường xuyên trong năm năm nhưng xuất hiện nhiều vào mùa khô từ tháng 11 - 4 , lúc chuyển mùa, bệnh xảy ra trên cá giống và cá thịt.

+ Xuất hiện và tái phát nhiều lần trong năm, ti lệ hao hụt lớn nhất ở cá giống.

+ Bệnh phát triển trong điều kiện môi trường nước có nhiều khí độc, sức khỏe cá yếu, chức năng gan thận yếu.

+ Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra


2. DẤU HIỆU BỆNH LÝ

• Cá lờ đờ tấp mé, ăn ít hoặc bỏ ăn, cá thường nhào lộn và xoay tròn.

• Gan, thận, tùy tạng xuất hiện những đốm trắng nhỏ, hoại tử.

• Cá chết tăng nhanh, cắt mồi vẫn tăng nhất là vào lúc mùa khô gây gắt.

• bệnh nặng thường kèm theo xuất huyết ở trên da, vi, mang bám nhiều bùn bã hưu cơ, nhấc cá ra khoi nước máu chảy ra từ miệng, mang.


3. PHÒNG BỆNH

♦ Để tránh bệnh này người nuôi cần kiểm soát tốt nguồn nước, tránh để nước dơ, phát sinh nhiều khí độc, định kì từ 5-7 ngày sát khuẩn môi trường nước bằng các sẩn phẩm sau:

ASI - CIDE: (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

MD-POMIDINE: (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

   ♦ Định kỳ 5-7 ngày diệt kí sinh trùng ( trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng loa kèn, sán lá 18 móc,…) Bằng cách kết hợp sản phẩm như sau: ASI-CIDE + ASI-BLUECOP MAX (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).

 ♦Tăng cường sức đề kháng định kỳ bổ sung: ASI-VITA C LIQUILD + ASI-ADB.COMPLE + ASI-HEPA CHOPHYSOL 2-3 lần/tuần, giúp cá nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chức năng giải độc của gan.


4. TRỊ BỆNH

Sát trùng môi trường nước bằng các sản phẩm sau:

 • Sử dụng ASI-YUCCA LIQUID(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) nếu môi trường nước xấu và nhiều khí độc.

• Sáng 9-11 giờ sử dụng ASI-CIDE(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

• Chiều tối 6-7 giờ sử dụng MD-POMIDINE  + 40 kg muối.

• Khi phát hiện cá bệnh cần giảm lượng thức ăn khoảng 50-70%, trộn một trong những loại kháng sinh sau:

·  ASIFISH-COTRIMFORT + VIÊM GAN THẬN F2(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

·  ASIFISH-COTRIMFORT + ASI-MACRO F4(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

Vào thức ăn liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho cá ăn liên tục 3-5 ngày.

• Sau khi cá đỡ bệnh, trộn ASI-HEPA CHOPHYSOL + TẠO MÁU B12 + ASI-SORTAIN vào khẩu phần ăn giúp cá phục hồi chức năng gan, tạo máu và hệ miễn dịch.

III.  HỘI CHỨNG LỞ LOÉT ( BỆNH GHẺ)


1. ĐIỀN KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH

+ Những tác nhân gây bệnh cho cá gồm virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, nấm (Aphanomyces invadans) và ngoại ký sinh được xem là nguyên nhân khởi phát do chúng làm tổn thương da, tạo điều kiện cho các tác nhân chính (virus, vi khuẩn) tấn công gây bệnh cho cá.

+ Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa mưa (tháng 10-12) và đầu mùa khô (tháng 1-2).


2. DẤU HIỆU BỆNH LÝ

• Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cá ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, da xám, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, vây và đuôi. Sau một thời gian bị bệnh cá kiệt sức và chết.

• Thương tổn lan rộng thành những vết loét lớn trên vẩy, thân cá... Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu chảy ở hậu môn. Giải phẫu cá sẽ thấy bóng hơi xuất huyết và teo dần, gan thận cũng xuất huyết. Khoang bụng có dấu hiệu tích nước, có nhiều dịch nhờn và xuất huyết.


3. PHÒNG BỆNH

♦ Kiểm soát nguồn nước ao nuôi tốt, tránh cho cá bị xay xát, không để cá bị cá bệnh ngoài da tạo cơ hội cho bệnh phát triển.

♦ Kìm hám sự phát triển của mần bệnh bằng cách xử lí định kì 7-10 ngày/lần bằng dung dịch: ASI-CIDE + ASI-BLUE COPMAX

♦ Tăng cường sức đề kháng định kỳ bổ sung: ASI-VITA C LIQUILD + ASI-ENZYME TỎI.


4. TRỊ BỆNH

• Trước khi xử lý thì thay nước, giảm khoảng 30-40% nước trong ao nhằm tiêu diệt mầm bệnh tốt hơn và ít tốn hóa chất. Để việc điều trị bệnh hiểu quả, cần phải được áp dụng theo đúng quy trình sau đây:

+ Buổi sang: xử lí vôi muối (15-20 ký vôi + 30 ký muối cho 1000m3 ), nếu môi trường ao nuôi quá dơ xử lí vôi muối từ 2-3 ngày liên tục

+ Buổi trưa 12 -13 giờ: Tạt  ASI-CIDE+ASI-BLUE COPMAX . Để diệt ngoại kí sinh trùng như: Trùng bánh xe, trùng bánh xe, trùng loa ken, sán lá 16 và 18 mác,…

+ Buổi tối 18 giờ: SỬ DỤNG MD POMIDINE + muối, tạt đều khắp ao

Lưu ý:

·  - Nếu cá bị nặng: Tạt ASI-CIDE + ASI-BLUE COPMAX liên tục 2-3 ngày và cho ăn

·  ASIFISH-COTRIMFORT + VIÊM GAN THẬN F2(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

·  ASIFISH-COTRIMFORT + ASI-MACRO F4(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) liên tục 2-3 ngày và giảm 50-70% lượng thức ăn so với ngày thường.

-Bổ sung ASI-HEPA CHOPHYSOL + TẠO MÁU B12 + ASI-SORTAIN vào khẩu phần ăn giúp cá phục hồi chức năng gan, tạo máu và hệ miễn dịch.

 IV. BỆNH TRẮNG MÌNH - HOẠI TỬ GAN


1. ĐIỀN KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH

+ Thường xuất hiện ở cá khoảng 3 tháng tuổi (200g) trở lên.

+ Xuất hiện nhiều vào mùa nắng nóng, môi trường thay đổi.

+ Ao nuôi mật độ dày, dư thừa thức ăn.

+ Chưa tìm ra tác nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân khách quan khởi phát bệnh: do suy thoái nguồn giống, sử dụng kháng sinh kéo dài, thức ăn không hợp lí, môi trường ô nhiễm nặng và đặc biệt do chức năng gan suy yếu.


2. DẤU HIỆU BỆNH LÝ

• Cá bị tuột nhớt, trắng mình ( da lợn, da trăn)

• Gan cá trắng, vàng hoặc xanh và nhũn gan, ruột đỏ, tỳ tạng và thận teo nhỏ.

• Tỷ lệ chết cao, cắt mồi giảm chết.


3. PHÒNG BỆNH

♦ Tránh dùng kháng sinh liên tục, đặt biệt không sử dụng khánh sinh ngừa bệnh.

♦ Nuôi mật độ vừa phải và có chế độ thay nước và xử lí định kỳ.

♦ Tăng cường chức năng gan cho cá bằng HEPA-CHOPHYSOL chiếc xuất từ thảo dược 1 lít/350-400kg thức ăn, 2-3 lần/tuần.


4. TRỊ BỆNH

Trong quá trình điều trị phải tuân thủ những bước sau:

• Cắt mồi đến lúc cá hết lờ đờ.

• Sáng 8-10 giờ tạt : ASI-YUCCA LIQUID,

tối 18-19 giờ tạt : MD-POMIDINE + muối, tạt liên tục 3-5 ngày. Nếu màu nước bị giữa hay chuyển màu phèn thì tiến hành đánh vôi CaCO3 vào sáng sớm hay chiều mát 15-20 kg/1000m3 .

• Hạn chế thay nước. Sau thời gian cắt mồi cá khỏe:

• Giảm lượng mồi khoảng 20-30% so với lượng thức ăn ngày thường, trộn Tạo Máu B12 + ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-SORTAIN ăn liên tục 2-4 ngày, lưu ý 1 cử thức ăn/ ngày.

• Sau khi cá hoàn toàn hồi phục bổ sung HEPA CHOPHYSOL 1 lít/10 tấn cá cho ăn liên tục 5 ngày.

V. BỆNH DO NẤM

V.1. BỆNH NẤM THỦY MI


1. ĐIỀN KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH

 + Nhiễm nấm thủy mi thường xảy ra ở cá lóc giai đoạn giống hoặc tháng nuôi đầu tiên ở nuôi thương phẩm.

+ Bệnh thường phát sinh khi chất lượng nước trong ao nuôi giảm, tích tụ hữu cơ nhiều, mật độ nuôi cao, phương pháp quản lý ao nuôi chưa tốt nhất là những khi nhiệt độ nước trong ao nuôi thấp hoặc thời tiết thay đổi (giao mùa hoặc trở lạnh).

+ Tác nhân chính do nhóm nấm bậc thấp đặc biệt là chủng Achlya sp.


2. DẤU HIỆU BỆNH LÝ

Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có sợi nấm nhỏ, mềm, tua tủa như bông gòn. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau thánh túi trắng như baông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.


3. PHÒNG BỆNH

♦ Chuẩn bị ao nuôi kỹ, sên vét bùn, xử lý đáy ao bằng vôi 10 kg/100 m2.

♦ Mật độ thả nuôi không quá dầy.

♦ Đảm bảo thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi cá lóc, nên chọn thức ăn công nghiệp phù hợp và chất lượng để nuôi cá lóc.

Định kỳ diệt mầm bệnh bằng ASI-CIDE + ASI -BLUE COPMAX


4. TRỊ BỆNH

•  Hạn chế tối đa bệnh phát sinh bằng kết hợp xử lý môi trường nuôi và tăng sức đề kháng cho cá nuôi bằng cách bổ sung ASI-VITA C LIQUILD.

Trước khi xử lý thì thay nước, giảm khoảng 30-40% nước trong ao nhằm tiêu diệt mầm bệnh tốt hơn và ít tốn hóa chất.  

• Tạt  ASI- CIDE  vào lúc sang từ 8-10 giờ, tối 18-19h tạt MD-POMIDINE 


V.2 BỆNH NẤM HỌNG


1. ĐIỀN KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Tác nhân chính do chủng nấm bậc cao đặc biệt do chủng Aspergillus sp.

Phát bệnh nhanh, tỉ lệ chết cao, bệnh diễn biến phức tạp vào mùa mưa.

Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình nuôi thường gặp ở giai đoạn cá giống và 2-3 tháng đầu giai đoạn cá thịt

 Cá lờ đờ, bỏ ăn, da cá trắng, nắp họng và mang cá bám 1 lớp nấm màu vàng-xanh, gan cá trắng. nội tạng bình thường.


2. PHÒNG BỆNH

♦ Chuẩn bị ao nuôi kỹ, sên vét bùn, xử lý đáy ao bằng vôi 10 kg/100 m2.

♦ Mật độ thả nuôi không quá dầy.

♦ Đảm bảo thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi cá lóc, nên chọn thức ăn công nghiệp phù hợp và chất lượng để nuôi cá lóc.

Định kỳ diệt mầm bệnh bằng ASI- BLUE COPMAX


3. TRỊ BỆNH

•  Hạn chế tối đa bệnh phát sinh bằng kết hợp xử lý môi trường nuôi và tăng sức đề kháng cho cá nuôi bằng cách bổ sung ASI-VITA C LIQUILD.

Trước khi xử lý thì thay nước, giảm khoảng 30-40% nước trong ao nhằm tiêu diệt mầm bệnh tốt hơn và ít tốn hóa chất.  

• Tạt  ASI-CIDE + ASI- HERBAL PROTEK   vào lúc sang từ 8-10 giờ, tối 18-19h tạt MD-POMIDINE 

  Trở lại trang trước

2015 © Bản quyền thuộc về Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất thuốc thú y Thịnh Á. Thiết kế bởi Tinh Hoa Việt.