Chọn ngôn ngữ:   
  
Tài liệu

KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TRONG AO



I. LỰA CHỌN VỊ TRÍ


-Ao được xây dựng gần sông, kênh mương lớn, mực nước sông ít thay đổi theo thủy triều và độ sâu tối thiểu của ao phải đảm bảo chiều cao ngập nước là 1,5m. Nước sông nơi xây dựng ao không ảnh hưởng trực tiếp nước phèn, không bị ô nhiễm, nhất là gần các cống nước thải đô thị, nước thải các nhà máy sử dụng hóa chất, các khu ruộng lúa sử dụng thuốc sát trùng…

-Ngoài ra, ao nuôi cá nên xây dựng gần nguồn cung cấp thực phẩm nuôi cá, vị trí thuận tiện giao lưu, gần các trục lộ giao thông thủy bộ để việc vận chuyển thức ăn, cá giống và buôn bán cá thịt được dễ dàng thuận lợi. Khi chọn vị trí xây dựng ao phải xem xét nhiều mặt, cân nhắc hợp lý các điều kiện và các tiêu chuẩn trên để quyết định chính xác. Tuy nhiên, chất lượng nước và nguồn nguyên liệu thức ăn là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Nguồn nước không nhiễm các mầm bệnh Virus, thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác.

II. CHUẨN BỊ AO NUÔI



-Ao nuôi cá tra có diện tích từ  500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5-3m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm. Cần thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao. Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị sau:

-Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạch rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao.

-Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ  để lại lớp bùn đáy dày 0,2-0,3 m.

-Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.

-Dùng vôi bột rải khắp đáy ao  bờ ao, 7-10 kg/100m2.

-Phơi đáy ao 2-3 ngày.

-Sau cùng cho nước từ  từ  vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và địch hại lọt vào ao.

-Một số thông số, chất ô nhiễm và giới hạn cho phép trong nước sông nơi ao nuôi như sau:

+pH 6,5-8,5

+Oxy hòa tan > 5 mg/lít

+COD <10 mg/lít

+Coliform < 10.000

+MPN/100ml

+Kim loại nặng (chì) 0,002-0,007 mg/lít.

III. THẢ CÁ GIỐNG


-Trong nhiều năm trở lại đây, chúng ta hoàn toàn chủ động giống thả nuôi từ nguồn sinh sản nhân tạo.

-Cá tra phân đàn rất lớn vì vậy việc chọn đàn cá cùng kích thước là rất quan trọng.

-Chọn cá nuôi phải khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật, không bị sây sát, loại bỏ những cá thể bị dị hình. Cá thả nuôi phải mạnh khoẻ, đều cỡ, không bị sây sát, nhiều nhớt, bơi lội nhanh nhẹn.

-Mật độ thả nuôi: 50-70 con/m2(Tùy thuộc thể tích nước trong ao nuôi).

-Phương pháp thả cá: Trước khi thả cá xuống ao, phải tắm nước muối 2% trong 5-6 phút để cá chóng lành các vết thương, loại bỏ được ký sinh trùng bám trên cơ thể cá. Khi thả cá vào ao, cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới. Nên ngâm bao chứa cá giống trong nước ao 15-20 phút mới thả cá ra. Nếu vận chuyển bằng thuyền thông thủy (ghe đục) thì dùng lưới mắt nhỏ để kéo cá, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá xây xát.

IV. THỨC ĂN


-Hiện nay, thức ăn cho cá tra thịt hoàn toàn là thức ăn công nghiệp có độ đạm từ 22-28%.

-Cho ăn 1-2 lần/ngày cho ăn 3-5% trọng lượng thân.

V. QUẢN LÍ CHĂM SÓC


-Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp. Khi bắt đầu cho ăn thì cá đói nên tập trung để dành ăn(rất dễ dẫn đến sây sát, tạo kiều kiện cho vi khuẩn ủ bệnh) nên cần cho ăn đều khắp ao

-Mặc dù cá Tra chịu rất tốt trong điều kiện nuôi mật độ cao và nước ao ít thay đổi, nhưng phải chú ý định kỳ thay bỏ nước cũ và cấp nước mới để môi trường ao nuôi luôn sạch, phòng cho cá không bị giảm sức đề kháng. Định kì 7-10 ngày thay 1/3-1/2 lượng nước trong ao (tùy thuộc vào chất lượng nước để điều chỉnh cho phù hợp).


HIỆN TƯỢNG  NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP XỬ LÝ
 pH < 7.0  -Ao bị phèn
 -Bón vôi chưa đủ
 -Thay nước và bón thêm vôi CaCO3 
 pH > 9.0  -Bón vôi quá nhiều
 -Tảo phát triển mạnh 
 -Thức ăn thừa
 -Thay 30% nước 
 -Sử dụng MD BKC 80(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) kết hợp thay nước
 -Cân đối lượng thức ăn phù hợp
 Nhiệt độ < 27 độ  -Do thời tiết: mưa kéo dài, hoặc mùa đông   -Sử dụng ASI-ENZYME TỎI + ASI-VITA C LIQUILD(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) giúp tăng sức đề kháng cho cá
 Nhiệt độ > 32 độ  -Do thời tiết: nắng nóng kéo dài  -Sử dụng ASI-VITA C LIQUILD + ASI-BETAGLUCAN(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) giúp tăng sức đề kháng cho cá
 Độ trong < 30 cm  -Thức ăn dư
 -Tảo phát triển mạnh
 -Chất lơ lửng nhiều
 -Nền đáy ao dơ
 -Cân đối lượng thức ăn phù hợp
 -Sử dụng MD BKC 80(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) kết hợp thay nước
 -Thay nước
 -Hút bùn đáy ao
 Độ trong > 50 cm  -Thay nước quá nhiều
 -Tảo kém phát triển

 -Tăng và cân đối lượng thức ăn phù hợp
 Oxy hòa tan < 3 mg/L  -Thức ăn thừa
 -Đáy ao dơ
 -Mật độ nuôi cao
 -Cân đối lượng thức ăn phù hợp
 -Hút bùn đáy ao
 -San cá
 NH3 > 0,1 mg/L  -Đáy ao dơ
 -Thức ăn dư thừa
 -Tảo tàn
  -Hút bùn đáy ao, thay nước
  -Cân đối lượng thức ăn phù hợp
  -Thay nước kết hợp sử dụng ASI-YUCCA LIQUILD(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)

VI. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH


 I. BỆNH XUẤT HUYẾT - PHÙ ĐẦU


* ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH
+Bệnh xuất hiện quanh năm.
+Phổ biến vào mùa mưa, lúc bị sốc do vận chuyển, ao nuôi mật độ cao.
+Hàm lượng khí NO2 và NH3 cao, Oxy hòa tan thấp.
+Tỷ lệ hao hụt dao động rất lớn từ 1-30%.
+Bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila rây ra chủ yếu.


* DẤU HIỆU BỆNH LÝ
+Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, ít ăn hoặc bỏ ăn, xuất hiện trên da những đốm nhỏ li ti, tập trung nhiều ở các vi, vây, xung quanh miệng, hậu môn viêm, xuất huyết.
+Bụng cá trương to, có chứa dịch màu vàng.
+Nội tạng: ruột xuất huyết, sưng bóng hơi, gan tái nhạt, thận, tùy tạng sưng to.
+Mắt lồi, mờ đục và sưng phù, nếu nặng thì lỡ loét hoại tử.
* PHÒNG BỆNH
+Để tránh bệnh này, người nuôi cần kiểm soát tốt môi trường nước ao nuôi, thay nước thường xuyên, tránh để nước dơ, định kì 7-10 ngày sát khuẩn kĩ môi trường nước bằng các sản phẩm như sau:
  • MD-POMIDINE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-CIDE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-BRONOPOL (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
+Định kỳ 7-10 ngày diệt ngoại ký sinh trùng như: trùng bánh xe, trùng loa kèn, sán lá 16&18 móc,.... Bằng cách kết hợp sản phẩm như sau: ASI-CIDE + ASI-BLUECOP MAX (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).

+Định kỳ bổ sung ASI-VITA C LIQUID + ASI-NUTRA MIX + ASI-SORTAIN (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) vào thức ăn của cá để tăng sức đề kháng, miễn dịch, tăng cường chức năng gan.
*TRỊ BỆNH
+Trước khi xử lý thì thay nước, giảm khoảng 30-40% lượng nước trong ao nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh tốt nhất và ít tốn hóa chất. Sát trùng ao nuôi bằng các sản phẩm sau:
  • MD-POMIDINE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-CIDE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-BRONOPOL (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
+Diệt ngoại ký sinh trùng như: trùng bánh xe, trùng loa kèn, sán lá 16&18 móc,.... Bằng cách kết hợp sản phẩm như sau: ASI-CIDE + ASI-BLUECOP MAX (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).

+Nếu môi trường ao nuôi xấu, khí độc cao thì nên sử dụng ASI-YUCCA LIQUILD vào chiều tối.
+Khi phát hiện bệnh cần giảm lượng thức ăn khoảng 50-70% lượng thức ăn so với ngày thường, trộn kết hợp kháng sinh như sau:
  • ASIFISH-COTRIMFORT + VIÊM GAN THẬN F2(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASIFISH-COTRIMFORT + ASI-MACRO F4(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
vào thức ăn cho cá ăn liên tục từ 3-7 ngày.
+Sau khi cá giảm bệnh, trộn ASI-HEPA CHOPHYSOL + TẠO MÁU B12 vào khẩu phần ăn giúp cá căng cường phục hồi chức năng gan, tạo máu và tăng miễn dịch lại cho cá.


II. BỆNH GAN THẬN MỦ

* ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH
+Bệnh xuất hiện nhiều nhất từ tháng 5-12, bệnh chủ yếu xảy ra trên cá tra giống.
+Xuất hiện và tái phát nhiều lần trong năm, tỉ lệ hao hụt nhiều nhất ở cá tra giống.
+Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra.


* DẤU HIỆU BỆNH LÝ
+Dấu hiệu bên ngoài không rõ ràng.
+Dấu hiệu nội tạng: có nhiều đốm nhỏ li ti trên gan, thận, tỳ tạng.
+Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, cá thường nhào lộn và xoay tròn.
+Cá bị bệnh nặng cơ thể bị xuất huyết tất cả các vi hoặc xuất huyết toàn thân.
+Bên trong xoan bụng có dịch màu vàng.
* PHÒNG BỆNH
+Để tránh bệnh này, người nuôi cần kiểm soát tốt môi trường nước ao nuôi, thay nước thường xuyên, tránh để nước dơ, định kì 7-10 ngày sát khuẩn kĩ môi trường nước bằng các sản phẩm như sau:
  • MD-POMIDINE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-CIDE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-BRONOPOL (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
+Định kỳ 7-10 ngày diệt ngoại ký sinh trùng như: trùng bánh xe, trùng loa kèn, sán lá 16&18 móc,.... Bằng cách kết hợp sản phẩm như sau: ASI-CIDE + ASI-BLUECOP MAX (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).

+Định kỳ bổ sung ASI-VITA C LIQUID + ASI-NUTRA MIX + ASI-SORTAIN (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm) vào thức ăn của cá để tăng sức đề kháng, miễn dịch, tăng cường chức năng gan.
*TRỊ BỆNH
+Sát trùng nước trong ao nuôi bằng các sản phẩm sau:
  • MD-POMIDINE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-CIDE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-BRONOPOL (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
+Diệt ngoại ký sinh trùng như: trùng bánh xe, trùng loa kèn, sán lá 16&18 móc,.... Bằng cách kết hợp sản phẩm như sau: ASI-CIDE + ASI-BLUECOP MAX (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).

+Nếu môi trường ao nuôi xấu, khí độc cao thì nên sử dụng ASI-YUCCA LIQUILD vào chiều tối.
+Khi phát hiện bệnh cần giảm lượng thức ăn khoảng 70% lượng thức ăn so với ngày thường, trộn kết hợp kháng sinh như sau:
  • ASIFISH-COTRIMFORT + VIÊM GAN THẬN F2(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASIFISH-COTRIMFORT + ASI-MACRO F4(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
vào thức ăn cho cá ăn liên tục từ 3-7 ngày.
+Sau khi cá giảm bệnh, trộn ASI-HEPA CHOPHYSOL + TẠO MÁU B12 vào khẩu phần ăn giúp cá căng cường phục hồi chức năng gan, tạo máu và tăng miễn dịch lại cho cá.

III. BỆNH TRẮNG GAN - TRẮNG MANG

* ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH
+Tác nhân gây bệnh trắng gan - trắng mang chưa xác định rõ ràng( có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, lạm dụng hóa chất - kháng sinh,...).
+Bệnh xảy ra chủ yếu trên cá giống, cá dưới 200gr/con, thường kế phát sau các bệnh như gan thận mủ, xuất huyết,...do đó có thể đây là hệ quả kéo theo của một bệnh truyền nhiễm hoặc hậu quả của việc dùng kháng sinh liều cao, kéo dài. 

* DẤU HIỆU BỆNH LÝ
+Cá bệnh có những thay đổi rõ rệt về màu sắc cơ thể như da và vi cá trắng nhạt, mang cá chuyển từ màu đỏ tươi sang màu trắng nhạt.
+Cá bơi lờ đờ trên mặt nước.
+Bên ngoài cá nhợt nhạt, rầy mắt lồi.
+Túi mật sưng chứa đầy dịch màu vàng bên trong. Tỳ tạng cá teo nhỏ, hệ tiêu hóa không có thức ăn, dạ dày trướng hơi.
* PHÒNG BỆNH
+Định kì 2-3 ngày trộn ASI-HEPA CHOPYSOL + TẠO MÁU B12 vào khẩu phần ăn giúp cá căng cường phục hồi chức năng gan, tạo máu và tăng miễn dịch lại cho cá.
+Định kì sử dụng ASI-YUCCA LIQUILD để hấp thu khí độc, làm sạch đáy ao. Tạo điều kiện sống thuận lợi cho cá tra.
*TRỊ BỆNH
+Tạt thuốc sát khuẩn
  • ASI-CIDE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-BRONOPOL (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
+Cho ăn: Hạn chế cho ăn vì khi cho ăn thì cá sẽ càng hao nhiều, chỉ cho ăn 1 cử/ngày khoảng 20-30% lượng thức ăn so với lúc cá khỏe.
trộn ASI-HEPA CHOPYSOL + TẠO MÁU B12 + ASI-BETAGLUCAN (sử dụng gấp đôi liều theo HDSD ghi trên sản phẩm) vào thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày.

IV. HỘI CHỨNG VÀNG DA

* ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH
+Bệnh xảy ra chủ yếu trên cá tra thịt giai đoạn từ 400gr/con trở lên.
+Bệnh xuất hiện quanh năm
+Do môi trường nước nhiểm bẩn, không được xử lí định kì.
+Không hút bùn đáy ao định kì.
+Thức ăn có mùi hôi, bị mốc nhưng vẫn cho cá ăn hay thức ăn có chứa phẩm màu.
+Dùng kháng sinh điều trị kéo dài làm gan cá bị suy không thể giải độc được cho cơ thể.
+Do một số loại ký sinh trùng ký sinh trong túi mật gây tắc túi mật.
+Không xổ nội ký sinh trùng định kì.

* DẤU HIỆU BỆNH LÝ
+Cá bị vàng da ở các vi, và từ dưới hầu trở về phía sau.
+Thịt cá từ vàng nhạt với đậm.
+Gan chai cứng màu ngã vàng.
+Bên trong xoan bụng có dịch màu vàng có mùi hôi.
+Cuống mật sưng to, sậm đen, dịch mật lợn cợn, tắt mật, có giun kén ký sinh túi mật.
+Lá lách, thận bầm.
* PHÒNG BỆNH
+Người nuôi cần kiểm soát tốt môi trường nước ao nuôi, thay nước thường xuyên, tránh để nước dơ, định kỳ 7-10 ngày sát khuẩn môi trường ao nuôi bằng các sản phẩm sau:
  • MD-POMIDINE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-CIDE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-BRONOPOL (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
+Khoảng 2 tháng thì hút bùn đáy ao 1 lần
+Cho ăn thức ăn phải tốt không có mùi hôi, hư, mốc, hay có phẩm màu.
+Định kỳ xổ nội ký sinh cho cá 30 ngày/lần bằng các sản phẩm như ASI-IVERMOS(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
+Không nên lạm dụng kháng sinh điều trị kéo dài
*TRỊ BỆNH
+Trộn Tạo Máu B12 + ASI-HEPA CHOPHYSOL + ASI-VITA C LIQUILD + ASI- ADB.COMPLEX vào thức ăn cho ăn liên tục 5-7 ngày
+Kết hợp xử lí làm sạch môi trường ao nuôi sẽ hạn chế tối đa được bệnh vàng da.

V. HỘI CHỨNG LỠ LOÉT

* ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH
+Hội chứng lỡ loét là do nhiều tác nhân gây ra: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, Nấm(Aphanomyces invadans) và ngoại ký sinh trùng được xem là nguyên nhân khởi phát do chúng làm tổn thương da, tạo điều kiện cho các tác nhân chính (Virus, vi khuẩn) tấn công gây bệnh cho cá.
* DẤU HIỆU BỆNH LÝ
+Tại những chỗ da bị tổn thương xuất hiện các vết lỡ loét, xuất huyết trên thân và xung quanh mắt. vết lỡ loét ngày càng rộng và ăn sâu vào cơ thể.
+Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu chảy ra từ hậu môn.
*TRỊ BỆNH
+Trước khi xử lý thì thay nước, giảm khoảng 30-40% lượng nước trong ao nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh tốt nhất và ít tốn hóa chất. Sát trùng ao nuôi bằng các sản phẩm sau:
  • MD-POMIDINE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-CIDE (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASI-BRONOPOL (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
+Diệt ngoại ký sinh trùng như: trùng bánh xe, trùng loa kèn, sán lá 16&18 móc,.... Bằng cách kết hợp sản phẩm như sau: ASI-CIDE + ASI-BLUECOP MAX (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).

+Nếu môi trường ao nuôi xấu, khí độc cao thì nên sử dụng ASI-YUCCA LIQUILD vào chiều tối.
+Khi phát hiện bệnh cần giảm lượng thức ăn khoảng 50-70% lượng thức ăn so với ngày thường, trộn kết hợp kháng sinh như sau:
  • ASIFISH-COTRIMFORT + VIÊM GAN THẬN F2(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
  • ASIFISH-COTRIMFORT + ASI-MACRO F4(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm)
vào thức ăn cho cá ăn liên tục từ 3-7 ngày.
+Sau khi cá giảm bệnh, trộn ASI-HEPA CHOPYSOL + TẠO MÁU B12 vào khẩu phần ăn giúp cá căng cường phục hồi chức năng gan, tạo máu và tăng miễn dịch lại cho cá.

VI. THEO DÕI PHÒNG NGỪA NỘI VÀ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG

+Định kỳ 15 ngày tạt thuốc 1 lần để phòng ngừa ký sinh trùng và nấm như: Trùng bánh xe, trùng loa kèn, sán lá 16&18 móc, nấm thủy mi, sán lá song chủ,...Bằng cách kết hợp sản phẩm như sau: ASI-CIDE + ASI-BLUECOP MAX (sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).
+Ngoài việc tắm cá để phòng ngừa ký sinh trùng thì phải xổ cá định kỳ 15 ngày/lần để xổ các loại nội ký sinh trùng trong túi mật và ống dẫn mật bằng các sản phẩm như ASI-IVERMOS(sử dụng theo HDSD ghi trên sản phẩm).



  Trở lại trang trước
2015 © Bản quyền thuộc về Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất thuốc thú y Thịnh Á. Thiết kế bởi Tinh Hoa Việt.